DỰ ÁN

ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CỦA EM TỪ ĐỒ TÁI CHẾ

Khối 2

Tên dự án: Đồ dùng học tập của em từ đồ tái chế

Địa điểm thực hiện dự án: Các cơ sở trong hệ thống trường THCS, THPT và Tiểu học Việt Úc.

Ngày dự kiến bắt đầu: 11. 2018

Thời gian thực hiện dự án: 5 tháng (từ tháng 11. 2018 – 4 .2018)

Số tiền đề xuất xin từ quỹ VAS Community để thực hiện dự án:  

 Trưởng nhóm dự án: Huỳnh Hồ Châu Anh

Thành viên dự án: Nguyễn Võ Ngọc An, Nguyễn Cao Nguyên Phi, Ngô Vân Vivian, Phan Bảo Trân, Dương Ngọc Minh Châu, Nguyễn Anh Khoa, Vũ Thị Diễm Hương, Trần Thiên Phúc, Thái Minh Thùy Linh.

GV hướng dẫn: Giáo viên khối 2 – cơ sở Garden Hills

1.     Tổng quan về dự án

Lý do thực hiện dự án: Nhận thấy được tầm quan trọng việc bảo vệ môi trường và đồ dùng tự làm sử dụng trong các tiết học. Chúng tôi muốn góp phần nhỏ của các em học sinh vào việc xây dựng cuộc sống tươi đẹp, đạt hiệu quả cao trong các tiết học nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Mục tiêu: Từ việc tuyên truyền trong hệ thống trường tiểu học Việt Úc, chúng tôi muốn nâng cao sự nhận thức đến từng gia đình cần biết cách phân loại rác, sử dụng những đồ bỏ đi để làm thành sản phẩm giúp học sinh học tập trong các tiết học.

– Đối tượng được lợi ích từ dự án: Tất cả các bạn học sinh trong hệ thống trường tiểu học Việt Úc, đến từng gia đình trong cộng đồng.

– Địa điểm: 7 cơ sở trường tiểu học Việt Úc.

– Lịch trình thực hiện dự án tổng quát:

+ Tuyên truyền:

  • Ngày 1 (02/11/2018): Phát thanh qua phát thanh học đường về bảo vệ môi trường, cách phân loại rác và dùng những đồ vật đó tái chế.

* Bạn phụ trách: Huỳnh Hồ Châu Anh, Ngô Vân Vivian.

  • Ngày 2 (05/11/2018): HS tham gia buổi xem phim, clip về chủ đề phân loại rác và tái chế thành đồ dùng học tập của em.

+ Phát động học sinh thu thập các loại rác bỏ đi có thể tái chế mang đến lớp.

Mỗi lớp sẽ để thêm 01 thùng rác để HS bỏ vào các loại rác có thể tái chế.

– Thời gian: Từ 05/11/2018 đến 16/11/2018.

+ Tổ chức ngày hội triển lãm đồ dùng học tập của em lần 1 theo chủ đề: Sử dụng đồ tái chế.

– Chai nhựa, chai nước giải khát bằng nhựa, hộp sữa: Làm thành lọ hoa, hộp đựng bút, chim cánh cụt, giỏ hoa.

     

  

– Ống hút, que kem: Làm thành hộp đựng đồ dùng học tập.

                 

– Hộp sữa chua, hộp kem, đĩa CD: Làm thành những con vật như: bướm, công, heo, voi, thỏ,…

– Lõi giấy vệ sinh: Làm thành những chiếc hộp đựng đồ.- Thìa nhựa, đĩa nhựa, nắp nhựa: Làm thành giỏ hoa, các con vật như con cá, con gà, con rùa.

– Lõi giấy vệ sinh: Làm thành những chiếc hộp đựng đồ.

– Vỏ nghêu, hàu: Làm thành các con vật, bông hoa, bức tranh.

Làm đồ dùng theo chủ đề: Sử dụng đồ tái chế (làm cá nhân, theo nhóm).– Thời gian triễn lãm: 30/11/2018, từ 8h55 đến 9h20.

  • Chia sẻ thông điệp bằng trái tim yêu thương (Tặng bạn bè, làm thiện nguyện). Thời gian:

+ Ngày 21/12/2018 – Mang đồ dùng học tập được tái chế tặng cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật.

+ Tháng 1/2019 – Bán đồ dùng học tập ở Hội Xuân 2019, lấy tiền làm từ thiện

  • Khảo sát ý kiến về sử dụng đồ tái chế để làm thành đồ dung học tập của em.
  • Trao giải thưởng: Tháng 1/2019 – Hội Xuân 2019

 * Phát động và tổ chức triễn lãm lần 2 tại cơ sở Garden Hills sau đó là các cơ sở khác.

Thời gian: Tháng 2/2019

2.    Project implementation and management plan

  1. Kế hoạch hoạt động:

 Hoạt động 1: Tuyên truyền

   + Thời gian: 2 ngày (Ngày 02, 03/11/2018)

  + Người chịu trách nhiệm:

Hoạt động 2:

 + Phát động học sinh thu thập các loại rác bỏ đi có thể tái chế mang đến lớp

  + Thời gian: 10 ngày (Từ ngày 05/11/2018 đến ngày 16/11/2018)

  + Người chịu trách nhiệm: Gv và HS khối 2 cơ sở Garden Hills

Hoạt động 3:

+ Tổ chức ngày hội triển lãm đồ dùng học tập của em theo chủ đề: Sử dụng đồ tái chế.

  + Thời gian: 1 buổi (Ngày 30/11/2018)

  + Người chịu trách nhiệm: Huỳnh Hồ Châu Anh làm trưởng ban và các thành viên còn lại.

  1. Kết quả mong đợi:

   –     Tất cả các bạn học sinh đều tham gia. Tất cả đều biết cách sử dụng đồ tái chế để làm đồ dung học tập và có tuyên truyền trong gia đình, xã hội.

 –      Bảng khảo sát ý kiến của học sinh về tình trạng bỏ đi nhiều đồ vật có thể tái chế được. Kết quả thu được hơn 100% người được khảo sát biết được tầm quan trọng của đồ vật bỏ đi có thể tái chế và biết cách sử dụng đồ vật đó hợp lí.

 

Bảng khảo sát

Về việc sử dụng đồ tái chế làm đồ dùng học tập

Họ tên: ……………………………………………………………………………………………………

Lớp: ………………………………………….. Cơ sở: ………………………………………………..

Câu 1: Gia đình bạn thường bỏ đi những vật dụng gì?

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Việc bỏ đi những đồ vật này có tác hại gì đến môi trường?

Gây ô nhiễm môi trường                                Không ảnh hưởng gì

Câu 3: Theo bạn, trong số những đồ vật bỏ đi, bạn có thể dùng lại đồ vật nào?

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Câu 4: Kể tên các đồ dùng học tập của bạn làm từ những đồ vật bỏ đi.

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Khi làm được những đồ dùng này, bạn cảm thấy thế nào?

            Vui                                                         Không vui

Câu 6: Khi dung những dụng cụ này bạn cảm thấy thế nào?

             Vui                                                        Không vui  

Câu 7: Bạn có muốn nói với bạn bè hay người thân của mình những lợi ích của việc dùng những đồ dùng này không?

              Có                                                         Không

Câu 8: Bạn có muốn hướng dẫn bạn bè làm những đồ dùng này không?

              Có                                                         Không

 

 

  1. Nhóm thực hiện dự án:

 –  Nhóm trưởng: Huỳnh Hồ Châu Anh có khả năng tự lên kế hoạch, biết cách hỗ trợ, phân công công việc cho từng cá nhân

3.    Giám sát và đánh giá thực hiện dự án

– Trong quá trình tổ chức dự án, từng trưởng nhóm phối hợp với giáo viên đưa ra những thông báo cụ thể về thời gian để tất cả các học sinh tham gia đúng thời gian quy định.

– Ban giám khảo là giáo viên mỹ thuật, có chuyên môn có thể chấm bài cách khách quan, chính xác.

 – Tham khảo ý kiến của từng học sinh, gia đình qua những câu hỏi trong phiếu  khảo sát.

4.                 Ngân sách

Ngân sách hỗ trợ tổ chức cho một cơ sở.

No STAGE ACTIVITIES (Hoạt động) Q’TY
Số lượng
Q’TY OF CAMPUS  PRICE
(VND)
Giá
TOTAL (Tổng)
(VND)
  STAGE 1
Giai đoạn 1
Phát động cuộc thi làm đồ dùng học tập của  em từ đồ tái chế                                      
    Hỗ trợ ban giám khảo.     0    
                                         
    TOTAL OF STAGE 1 (Tổng GĐ 1)                                       0
  STAGE 2
Giai đoạn 2
Ngày hội triễn lãm đồ dùng học tập tự làm     
    Hoạt động làm đồ dùng                                1 000 000
    Hoạt động chia sẻ trái tim yêu thương      200 000
    Hoạt động trao phần thưởng      300 000
    Trang trí ngày hội      500 000
    TOTAL OF STAGE 2 (Tổng 2)   2 000 000
    Chi phí  cho 1 cơ sở:       2 000 000
  STAGE 3

Giai đoạn 3

Dự kiến bán dụng cụ học tập được tái chế       5 000 000
Tiền xin tài trợ       2 000 000
Tiền còn để làm từ thiện       3 000 000

                            

Dự kiến

No CONTENT (Nội dung)       TOTAL (Tổng)

(VND)

Dự kiến bán dụng cụ học tập được tái chế 5 000 000
Tiền xin tài trợ 2 000 000
Tiền còn để làm từ thiện 3 000 000