Dự Án: NOT Parents anh Children BUT Friends

Cơ sở: Ba Tháng Hai

Khối: Trung học Phổ Thông 

Tên quản lý : Hồng Như Thảo 

Tên thành viên:  Giang Tuấn Kiệt , Phan thái Mẫn, Bradley Huỳnh Liên 

Lớp: 10B5A 

Kết quả hình ảnh cho parent and children

Đã bao giờ bạn cảm thấy bố mẹ thật khó hiểu? Đã bao giờ bạn cảm thấy những lời nói của bạn dần như chả có giá trị gì đối với bậc sinh thành của mình? Đã bao giờ bạn cảm thấy một bức tường vô hình và một áp lực nặng nề ngăn cách bạn và bố mẹ? Hay bạn cảm thấy mình chưa nhận đủ sự tôn trọng từ bố mẹ? Và có bao giờ, thậm chí bạn còn chán ghét cả bố mẹ bạn vì đã đối xử với bạn như vậy?

Vâng! Tại giai đoạn này của các bạn học sinh đang dậy thì các cảm xúc mãnh liệt đến nhường ấy là một điều hết sức bình thường, do trong cơ thể của các em đang có chuyển biến một cách vô cùng mạnh mẽ, và đặc biệt hơn, ở thời điểm này, yêu cầu một sự dẫn lối của bậc phụ huynh là hết sức cần thiết.

Nhưng, thực trạng hiện nay là có rất nhiều cha mẹ không hiểu cảm xúc của con mình, họ cảm thấy đột nhiên con họ lại thay đổi cách hành xử, qua đó trách mắng con họ, và tạo ra một rào cản vô hình, ngăn chặn sự tiếp xúc của phụ huynh và học sinh.Và liệu điều này có phải là một điều đúng đắn nên xảy ra hay không?

Kết quả hình ảnh cho conflict between parents and teenager

Hoàn toàn không!! Sự thiếu giao tiếp, và rào cản này chỉ có thể mang hại sự tổn thương cho các em học sinh, vì nó ngăn trở học sinh khỏi sự kết nối với gia đình của các em ấy, làm cho học sinh chẳng bao giờ có đủ dũng cảm để nói lên những gì mà các em ấy nghĩ, cảm nhận. Và điều tệ hơn, khi đối mặt với áp lực gia đình lơn như vậy, các em có thể bị ảnh hưởng rất lớn trong học tập. Và điều này xảy ra chỉ vì thiếu giao tiếp với gia đình. Quả thật là quá thiệt thòi cho các em!!! 

Mục tiêu của chúng em trong dự án này chính là triệt tiêu đi khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, và mang một không khí ấm áp hơn cho gia đình của các em nói chung, và tạo cho các em một môi trường nơi các em không bị gò bó bởi sự hà khắc của bố mẹ, nơi các em ấy có thể được là chính các em ấy nhưng cũng không làm mất lòng các bậc phụ huynh, và mang lại cho các em cơ hội để được nói lên chính kiến của mình. Đặc biệt là các em học sinh từ khối 7-9, do giai đoạn này, các em ấy đang có một sự chuyển biến mạnh mẽ nhất, khiến các em ấy trở nên vô cùng nhạy cảm, và dễ bị kích động, nên dễ sinh ra mâu thuẫn giữa bố mẹ và các em ấy. Ở độ tuổi này, bậc phụ huynh thường hay gọi là: ‘Tuổi nổi loạn’, họ cảm thấy rằng con họ dường như trở nên ‘phá phách’ hơn, và thường trở nên khắc khe với các em, mà không hề tìm hiểu nguyên nhân căn bản là ở đâu, qua đó từng chút một dựng nên một bức tường ngăn trở phụ huynh và học sinh. 

Kết quả hình ảnh cho parent and children

Kế hoạch chi tiết: 

Đầu tiên, chúng em sẽ gởi các bản khảo sát tới các em học ở các khối 7,8 và 9 để thu thập thông tin về tình trạng cảm xúc của các em với gia đình của các em, và chúng em dự định sẽ thu thập toàn bộ thông trong vòng 1 tuần, và sau đó chúng em sẽ ngồi lại với nhau để quyết định những trường hợp thật sự  cần sự giúp đỡ và sẽ lên lịch hẹn cho các em và phụ huynh của các em được ngồi lại nói chuyện với nhau.

Sau đó, trước các buổi tư vấn cho các em và phụ huynh, các em sẽ có một buổi được ngổi lại nói chuyện với tiến sĩ tâm lý để chia sẻ tâm lý, và những khuất mặt của các em về vấn đề vì sao các em không dám nói lên tiếng nói của mình. Cũng giống như các em học sinh, các bậc phụ huynh cũng sẽ có đucợ một buổi được nói lên những gì họ nghĩ về con của họ. Một buổi nói chuyện sẽ kéo dài trong vòng 15-20 phút, và một một lần sẽ chỉ các một học sinh và phụ huynh ngôi lại và nói chuyện với nhau. Điều này sẽ đảm bảo phụ huynh và học sinh sẽ có thể nói lên chính kiến của mình một các toàn diện nhất.

Kế hoạch sử dụng ngân sách:

Do dự án của chúng em yêu cầu một lượng tài nguyên rất lớn do việc mời được tiến sĩ tâm lý là không hề dễ dàng. Và bên dưới đây sẽ là bảng kết quả cho thấy số lượng học sinh cần sự giúp đỡ và chi phí ước tính:

Grade Số lượng học sinh cần sự quan tâm  Chi phí cho 1 buổi nói chuyện  Tổng công ( Triệu VNĐ )
7 23 ~500,000-800,000 VNĐ ~12-21
8 39 ~500,000-800,000 VNĐ ~20-32
9 20 ~500,000-800,000 VNĐ ~10-16
Tổng cộng  ~42-69

VÀ kế hoạc sử dụng chi tiết ngân sách:

Chi phí dự tính Chi phí này dùng để làm gì ? Chi phí này có tăng lên hay giả xuống ?
Lý do của sự thay đổi này Chi phí dự tính sẽ tăng lên
10,000,000 VNĐ

( Vốn của trường )

Đây sẽ là nguồn vốn của nhóm cho việc kinh doanh và gây quỹ NO NO No
51,000,000 VNĐ

( Vốn của trường và lợi nhuận )

Đây là nguồn vốn cho việc mời tiến sĩ tâm lý Chi phí này có thể sẽ tăng lên Do dối với mỗi trường hợp bệnh sẽ có một lượng tài nguyên cần thiết khác nhau ~5,000,000-8,000,000 VNĐ

Kế hoạch gây quỹ:

Đầu tiên, chúng em xin được gọi vốn từ nhà trường với số vốn là 40,000,000 VNĐ

Trong số vốn này, 10,000,000VNĐ sẽ được trích ra để kết hợp kinh doanh với nhóm khác ( Nhóm English- For The Bright Future ) và gây quỹ cho dự án, bằng việc kinh doanh các mặt hàng thức ăn như: Chocolate, Bánh tráng, Bánh quy, và Cơm cháy. TẤT CẢ lợi nhuận sẽ được chia cho 2 nhóm với tỉ lệ thỏa thuận. Với nhóm em, toàn bộ lợi nhuận sẽ được chuyển vào làm nguồn vốn cho việc mời tiến sĩ tâm lý.

http://www.youtube.com/watch?v=DmB6s57YClg

Chúng em rất mong Ban Tổ Chức sẽ chọn dự án của chúng em, do hiện nay, có rất nhiều các bạn học sinh đang phải chịu đựng dưới áp lức rất lớn từ gia đình, và ngày càng đang chìm dần trong áp lực đó, không phải học sinh nào cũng có thể nói lên những gì mình mong muốn trong áp lực đó. Vậy tại sao chúng ta lại không phải là những người đâu tiên đưa tay ra với các em ấy? Các em học sinh sẽ là tương lai của xã hội, của thế giới sau này, vậy tại sao chúng ta không bắt tay vào và giúp đỡ các em ấy? VÌ một tương lai cảu xã hội, vì một sự phát triển lành mạnh của các em học sinh. TAKE ACTION !!!