DỰ ÁN

I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Recycle – Go Heart
2. Địa điểm thực hiện dự án: Trường THCS, THPT và Tiểu học Việt Úc, cơ sở Garden Hills
3. Thời gian thực hiện dự án:
– Từ 26/9/ 2018 đến 3/10/2018: Đăng kí dự án
– Từ 4/10 đến 8/10: Lên kế hoạch
– Từ 9/10 đến 31/10: Bắt đầu tuyên truyền cho dự án và nộp dự án.
– Tháng 11 năm 2018: Báo cáo dự án, xin kinh phí
– Tháng 12: Thực hiện sản phẩm
– Tháng 1+ tháng 2: Hội chợ gây quỹ
– Tháng 3: Gây quỹ từ thiện
– Tháng 4: Khảo sát thị trường, giá thành hệ thống lọc nước và trường Tiểu học ở xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
– Tháng 5: Triển khai kế hoạch lắp đặt hệ thống lọc nước và trường Tiểu học ở xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, hoàn tất dự án.
4. Thời gian hoàn thành dự án: Từ tháng 9/ 2018 đến tháng 5/2019
5. Số tiền đề xuất xin từ quỹ VAS Community để thực hiện dự án: 15.136.000 vnđ
6. Trưởng nhóm dự án: Bùi Lê Đức Huy – Lớp 3G4- Cơ sở: Garden Hills
7. Thành viên dự án:
1. Nguyễn Thanh Tuyền – Lớp 3G1
2. Đỗ Gia Bảo- Lớp 3G1
3. Nguyễn Hồng Ngọc Diễm Quỳnh – Lớp 3G2
4. Nguyễn Lê Bảo Khanh – Lớp 3G2
5. Hoàng Minh Triết – Lớp 3G3
6. Trần Hoàng Phát – Lớp 3G3
7. Bùi Lê Đức Huy – Lớp 3G4
8. Huỳnh Bảo Nghi – Lớp 3G4
9. Bùi Bá Thắng – Lớp 3G5
10. Nguyễn Ngọc Bảo Châu – Lớp 3G5
11. Nguyễn Thanh Tâm – Lớp 3G6
12. Ngô Thái Nhật An – Lớp 3G6
8. GV hướng dẫn: Phạm Thị Thùy Sang, Trương Thị Mỹ Duyên, Đinh Tú Tú, Hồ Xuân Kim Huệ, Hồ Thị Kim Anh, Trần Tuấn Ngọc.
II. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.Lý do thực hiện dự án:
Trong cuộc sống thường ngày, các bạn học sinh đã có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. Đó là một thói quen tốt nhưng chưa đúng cách, vì các bạn nghĩ rằng, rác chỉ là thứ bỏ đi. Tất cả rác thải hữu cơ hay vô cơ đều có lợi ích riêng của nó. Bên cạnh rác hữu cơ có thể dùng làm phân bón, thì rác vô cơ có thể tái chế lại để tiết kiệm tài nguyên cho môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất – Ngôi nhà chung của con người. Dự án Recycle – Go heart lấy ý tưởng từ việc sẽ tái sử dụng những rác thải vô cơ, để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Quan trọng hơn cả là tất cả các bạn học sinh đều có cơ hội trải nghiệm thú vị với rác vô cơ, gây quỹ từ thiện cho những bạn có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình ở vùng sâu, vùng xa.
2.Mục tiêu:
a) Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở các bạn học sinh thông qua việc giảm chất thải vào môi trường, sử dụng lại rác thải và biến chúng thành những vật dụng hữu ích cho bản thân và mọi người, biết phân loại rác đúng cách.
+ Rèn luyện cho các bạn tính kiên trì, tỉ mỉ để tạo ra sản phẩm từ rác vô cơ phục vụ cho bản thân, gia đình. Đặc biệt những sản phẩm phục vụ cho việc học và việc giảng dạy cho các thầy cô. Qua đó, các bạn yêu lao động và quý trọng những gì mình làm ra.
+ Giúp các bạn đạt được tất cả những Giá trị cốt lõi: Xuất sắc, Tôn trọng, Đam mê, Tinh Thần đồng đội, Chính trực và Tự hào dân tộc.
b)Gây quỹ từ thiện, hỗ trợ hệ thống nước sạch cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa tại xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
3. Đối tượng được lợi ích từ dự án: Tất cả học sinh của trường TH, THCS, THPT VIỆT ÚC, đối tượng từ thiện mà nhóm hướng tới.
4. Địa điểm thực hiên dự án: Cơ sở Garden Hills
5. Lịch trình thực hiện dự án tổng quát:

Thời gian dự kiến Công việc Ghi chú
26/9 – 31/10 –   Từ 26/9/ 2018 đến 3/10/2018: Đăng kí dự án.

–   Từ 4/10 đến 8/10: Lên kế hoạch và phân công công việc; tìm địa điểm từ thiện.

–      Từ 9/10 đến 31/10: Bắt đầu tuyên truyền cho dự án và nộp dự án:

+ 9/10 – 26/10: cho các bạn xem video tại lớp về tác hại của rác vô cơ, lợi ích của việc phân loại rác đúng cách, cách tái chế thành các sản phẩm vào giờ sinh hoạt lớp tại lớp.

+ 31/10: Hoàn tất và nộp dự án.

Tháng 11 –         Hoàn tất một số sản phẩm mẫu để thuyết trình

–         Soạn Power Point

–         Báo cáo dự án.

Tháng 12 –        Từ ngày 3/12 – 7/12: Tuyên truyền cả cơ sở, tiến hành thu gom phế thải.

–       Từ ngày 10/12 – 31/10: Tiến hành hoàn thành các sản phẩm theo nhóm nhỏ.

–       Lưu trữ cẩn thận.

* Nhóm thực hiện dự án được chia thành 5 nhóm nhỏ:

–     Nhóm Plastic Art: tái chế từ phế thải bằng nhựa: chai, lọ…

–   Nhóm Paper Art: tái chế từ giấy, thùng carton…

–      Nhóm Material Art: tái chế từ vải, quần áo cũ…

–      Nhóm Can Art: tái chế từ các lon, hộp thiết…

–     Nhóm Magic Art: tái chế từ những vật liệu khác như: bút chì cũ, bóng đèn, đĩa nhạc…

Tháng 1+2+3 –        Gây quỹ đợt 1: Bán sản phẩm tại hội chợ xuân.

–        Gây quỹ đợt 2: Bán hàng ở các quầy tuyên truyền lưu động đặt tại cơ sở

*Gây quỹ đợt 2 tùy theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu của nhóm đã đạt đủ hay chưa hoặc do sức lan tỏa của dự án: các bạn thích thú và vẫn có nhu cầu mua sản phẩm.
Tháng 4, 5 –       Khảo sát chi tiết trường cần nước uống sạch ( trường phải đảm bảo một số tiêu chí mà dự án đưa ra) và thực hiện.

–       Đánh giá kết quả dự án: thăm trường, kiểm tra việc lắp đặt, phỏng vấn Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh. Làm video clip báo cáo kết quả dự án.

–       Hoàn tất dự án

6. Kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể:

Thời gian dự kiến Công việc cụ thể

Người chịu trách nhiệm

Ngày 26/9

Ngày 31/10

Từ 4/10- 8/10

 

 

 

 

 

 

 

Từ  9/10 – 31/10

–   Lập nhóm, thống nhất ý tưởng (Bùi Lê Đức Huy)

–   Đăng kí dự án.

–  Lên kế hoạch và phân công công việc:

+ Chia thành 5 nhóm nhỏ: Nhóm Plastic Art: tái chế từ phế thải bằng nhựa: chai, lọ…( Bùi Bá Thắng, Nguyễn Ngọc Bảo Châu phụ trách)

–   Nhóm Paper Art: tái chế từ giấy, thùng carton…( Hoàng Minh Triết, Trần Hoàng Phát, Nguyễn Thanh Tuyền phụ trách)

–      Nhóm Material Art: tái chế từ vải, quần áo cũ…(Nguyễn Hồng Ngọc Diễm Quỳnh, Nguyễn Lê Bảo Khanh, Đỗ Gia Bảo phụ trách)

–      Nhóm Can Art: tái chế từ các lon, hộp thiếc…(Huỳnh Bảo Nghi, Bùi Lê Đức Huy đảm nhiệm)

Nhóm Magic Art: tái chế từ những vật liệu khác như: bút chì cũ, bóng đèn, đĩa nhạc…( Ngô Thái Nhật An, Nguyễn Thanh Tâm phụ trách)

–      Bắt đầu tuyên truyền cho dự án:

+ 9/10 – 26/10: cho các bạn xem video tại lớp về tác hại của rác vô cơ , lợi ích của việc phân loại rác đúng cách, cách tái chế thành các sản phẩm vào giờ sinh hoạt lớp tại lớp theo các đường link:

https://www.youtube.com/watch?v=zAuThd4sgW4

https://www.youtube.com/watch?v=ZaxCOhXg2Tg

https://www.youtube.com/results?search_query=recycled+materials

–  Hoàn tất kế hoạch

– Nộp dự án (Bùi Lê Đức Huy)

Tháng 11 –         Hoàn tất một số sản phẩm mẫu để thuyết trình

     + Nhóm Plastic Art: hộp bút

     + Nhóm Paper Art: lọ hoa

     + Nhóm Material Art: băng đô, dây cột tóc

     + Nhóm Can Art: chậu trồng hoa

     + Nhóm Magic Art: đồ trang trí

–         Soạn Power Point:

+ Tiếng Việt: Huỳnh Bảo Nghi

+ Tiếng Anh: Bùi Lê Đức Huy

–         Báo cáo dự án:

+ Tiếng Việt:  Nguyễn Thanh Tâm

+ Tiếng Anh: Bùi Lê Đức Huy

 

Ngày 3/12

 

Từ ngày 3-7/12

–       5 nhóm nhỏ đến từng lớp tuyên truyền việc phân loại  phế thải, vận động các bạn tham gia. ( tranh thủ giờ đọc sách đầu giờ, tiết IS,…mỗi lớp khoảng 1-2 phút)

–        Đặt các thùng rác ở một số vị trí đông người qua lại, thu gom phế thải vào cuối mỗi ngày.

10/12 – 31/12

–          Lập thành các nhóm Nghệ thuật tái chế đường phố, vào giờ chơi ngồi rãi rác ở các vị trí trên sân trường nhằm thu hút các bạn học sinh tham gia cùng làm các sản phẩm tái chế ( cả 5 nhóm ngồi 5 vị trí khác nhau)

+ Vẽ thêm một số tranh ảnh, tagline, loa con cóc …để kêu gọi mọi người tham gia tái chế, bảo vệ môi trường ( Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Huỳnh Bảo Nghi, Nguyễn Thanh Tuyền, Ngô Thái Nhật An)

–          Lưu trữ sản phẩm.

Ngày 7 – 8/3 –   Gây quỹ đợt 1: Chỉ tiêu của nhóm là bán được 200 sản phẩm ( giá dao động từ 10.000 – 100.000 vnđ) tại gian hàng Nghệ thuật tái chế Hội chợ xuân.

–   Gây quỹ đợt 2: Nếu đợt 1 chưa đạt chỉ tiêu 200 sản phẩm hoặc còn nhiều bạn học sinh chưa mua được sản phẩm mà mình yêu thích, thì nhóm sẽ mở đợt gây quỹ tiếp theo.

–      Xin phép Ban giám hiệu mở các gian hàng lưu động vào giờ cao điểm (chuẩn bị tranh ảnh, tagline, loa con cóc,… Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Huỳnh Bảo Nghi, Nguyễn Thanh Tuyền, Ngô Thái Nhật An)

–   Tổng kết kinh phí thu được.

Ngày 01 – 05/4

Tuần 2 tháng 4

Tuần 3 & 4 tháng 4

–       Tìm hiểu các trường Tiểu học khó khăn ở xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Chọn 01 trường để tài trợ theo các tiêu chí sau:

+ Trường Tiểu học khó khăn, trường chưa có hệ thống lọc nước đảm bảo nguồn nước uống cho học sinh.

+ Giáo viên, học sinh của trường có ý thức tốt về việc tái chế nhằm giảm thiểu rác thải vào môi trường. Cam kết thực hiện tốt việc phân loại rác để tận dụng những vật có thể tái chế thành những sản phẩm có thể sử dụng được và lan tỏa dự án đến các trường học lân cận (thông qua các buổi giao lưu, sinh hoạt chuyên môn cụm…)

–   Đi thực tế (Bùi Lê Đức Huy, Bùi Bá Thắng, Nguyễn Thanh Tâm)

–   Liên hệ nhà sản xuất Hệ thống lọc nước sạch Kensi, chọn 01 máy lọc nước uống theo các tiêu chí sau:

+ Cung cấp 01 máy lọc nước uống ngay không cần đun sôi đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe của khoảng 786 học sinh.

+ Tủ nước tiện lợi, đẹp mắt, an toàn đặt ở sân trường cho các bạn học sinh tiểu học dễ lấy nước lọc vào chai, bình. Dễ vệ sinh hàng tuần để đảm bảo vệ sinh cho các bạn.

+ Thiết bị tiết kiệm điện, tiết kiệm nước nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường cho học sinh.

–   Tiến hành lắp đặt hệ thống lọc nước tại trường đã khảo sát.

 

Tuần 1 & 2 tháng 5 –   Đánh giá thành công của dự án.

–   Tổng kết dự án.

 

 

7. Kết quả mong đợi:
– Các bạn hiểu được sự ảnh hưởng của rác thải vô cơ đối với môi trường, từ đó nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường.
– Các bạn học sinh luôn có ý thức, ý tưởng tái chế lại những đồ vật bỏ đi.
– Sản phẩm tạo ra đẹp mắt, ứng dụng thực tiễn vào đời sống.
– Nhóm sẽ gây được quỹ với số tiền 5000 000, xin thêm tiền cấp quỹ đủ để lắp đặt hệ thống nước sạch cho các bạn học sinh ở xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
8. Nhóm thực hiện dự án:
– Nhóm trưởng: Bùi Lê Đức Huy có khả năng tự lên kế hoạch, biết cách hỗ trợ , phân công công việc cho từng cá nhân
9. Giám sát và đánh giá thực hiện dự án:
– Trong quá trình tổ chức dự án, từng trưởng nhóm phối hợp với giáo viên đưa ra những thông báo cụ thể về thời gian để tất cả các học sinh tham gia đúng thời gian quy định.
– Giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn các em thực hiện các sản phẩm.
10. Ngân sách
A. Ngân sách hỗ trợ

No STAGE ACTIVITIES (Hoạt động) Q’TY
Số lượng
Q’TY OF CAMPUS  PRICE
(VND)
Giá
TOTAL (Tổng)
(VND)
 1 STAGE 1
Giai đoạn 1
   O đồng
   TUYÊN TRUYỀN  
       
    TOTAL OF STAGE 1 (Tổng GĐ 1)   0
 2 STAGE 2
Giai đoạn 2
Keo nến lớn 60             240.000  
   TẠO RA SẢN PHẨM Súng bắn keo lớn    510.000 
    Dao rọc giấy                   108.000  
Kéo lớn 6
    Keo sữa 80.000 
     Hồ dán nước King  20  30.000
     Hồ khô  10  48.000  
Sơn Phun 10 300.000
Vải nỉ 10 160.000
Kim chỉ 10 60.000
Dây ruy băng 10 250.000
Dây thun luồng 0.5cm 10 20.000
Dây kẽm 5 200.000
Màu nước 5 215.000
Dây cột tóc trơn 20 40.000
Kẹp tóc trơn 20 100.000
Cài tóc trơn 10 100.000
    TOTAL OF STAGE 2 (Tổng  2)    2.461.000                            
 3 STAGE 3
Giai đoạn 3
     
   ĐI TỪ THIỆN Khảo sát thị trường, giá thành máy lọc nước công nghiệp 4 vòi Kensi 0
    Khảo sát trường Tiểu học trên địa bàn xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.    0
    Tủ lọc nước công nghiệp 4 vòi Kensi Công ty TNHH Thiết bị & Công nghệ Tekcom. 1 15,675,000 15,675,000
    Chi phí lắp đặt  1  2.000.000 2.000.000
     
    TOTAL OF STAGE 3 (Tổng  3)       17.675.000
  TOTAL       20.136.000

(*Note: Trên đây chỉ là kinh phí dự kiến mà nhóm đã tham khảo giá thị trường qua mạng, thực tế sẽ có sự chênh lệch)

B. Ngân sách nhóm đã gây quỹ: 5.000.000 vnđ (Năm triệu đồng chẵn)
C. Ngân sách cần được đầu tư cho dự án = Ngân sách hỗ trợ – Ngân sách nhóm đã gây quỹ
= 20.136.000 – 5.000.000
= 15.136.000 vnđ (Mười lăm triệu một trăm ba mươi sáu nghìn đồng)

Dự án Recycle – Go green là kết quả của cả một quá trình học tập, thảo luận nghiêm túc của nhóm. Chúng em đã được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị từ rác thải, học được nhiều giá trị như Tinh thần đồng đội, Tôn trọng, Tự tin… Rất mong Quỹ đầu tư VAS Community hãy hỗ trợ cho nhóm số tiền trên, để dự án có thể chia sẻ cho những bạn kém may mắn hơn mình. Dự án sẽ thực hiện và tiếp tục phát triển trong những năm học sau.

Một số sản phẩm làm từ vật dụng cũ:

Trang trí Halloween từ đĩa giấy và giấy màu

Làm kệ sách từ thùng giấy cũ

Dây cột tóc từ quần áo cũ

Làm lọ cắm bút từ que đè lưỡi và lon sữa cũ