Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Lan

Thành viên nhóm:

Nguyễn Trương Đan Quỳnh – 8s3
Nguyễn Phạm Quỳnh Anh – 8s3
Vương Cung Nguyệt Minh – 8s3
Trần Mai Kha – 8s3
Tăng Lê Minh Tâm – 8s2

Địa điểm thực hiện: Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, cơ sở Sunrise

Mô tả:Dự án này được thực hiện với mục đích tìm kiếm và giúp các học sinh trong phạm vi cơ sở Việt Úc đang có dấu hiệu hoặc đã mắc bệnh trầm cảm có thể được kịp thời chữa trị trước khi dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Sau khi nhóm thực hiện dự án đã hoàn thành một ngày cùng chuyên gia tâm lý của trường học về các kĩ năng phát hiện ai đó đang mắc bệnh trầm cảm cũng như các vấn đề tâm lý khác, chúng em sẽ áp dụng kĩ năng ngày hằng ngày đi học để có thể tìm ra các bạn đang cần được giúp đỡ về mặt tâm lý, song song với việc này, nhóm thực hiện dự án cũng làm các buổi khảo sát cần thiết để tiến hành những bước tiếp theo theo kế hoạch vạch ra.

Giai đoạn 1: Khảo sát và rèn luyện kĩ năng phát hiện người trầm cảm

I-Rèn luyện kĩ năng phát hiện người trầm cảm

-Cùng chuyên gia tâm lý học các kĩ năng phát hiện người đang có vấn đề về mặt tâm lý. Sau một ngày học tập, nếu phát hiện, các thành viên sẽ dốc sức thuyết phục đối tượng tìm đến chuyên gia tâm lý để gặp mặt và có một buổi tư vấn, nói chuyện

II-Khảo sát

-Thực hiện một buổi khảo sát về tình trạng tâm lý của các học sinh và lên kế hoạch cho một buổi gặp mặt hoàn toàn bí mật dành cho các bạn cần sự giúp đỡ:

-Bước 1: Nội dung khảo sát bao gồm các ý sau:

  • Bạn có muốn gặp nhóm chúng tôi, để chúng ta có thể thấu hiểu và cùng nhau tâm sự về vấn đề của bạn?
  • Nếu muốn, bạn muốn chúng ta gặp mặt bằng cách nào?
  • Hãy để lại thông tin liên lạc để thành viên nhóm có thể liên lạc riêng cho bạn.

-Bước 2: Tổng kết lại các câu trả lời từ phiếu khảo sát và đưa ra kế hoạch rõ ràng cho giai đoạn 2.

Kết quả mong muốn: Thành công tìm được những học sinh đang cần được giúp đỡ, tạo sự tin tưởng và cùng nhau với chuyên gia tâm lý giải đáp vấn đề.

 

Giai đoạn 2:

Tổ chức một buổi họp mặt hoàn toàn kín đáo và riêng tư giữa nhóm thực hiện dự án và các bạn học sinh có nhu cầu tìm sự giúp đỡ. Thông qua các phiếu khảo sát và ý kiến từ các bạn, các thành viên sẽ chọn một địa điểm thích hợp để có thể được cùng các bạn tìm hiểu vấn đề của bản thân

Kết quả mong muốn: Giúp các bạn có vấn đề về tâm lý có thể mở lòng và mạnh dạn chia sẻ với người thân và phụ huynh về tình hình của bản thân.

 

Giai đoạn 3: “Thiếu niên nói”

Mô tả: Dựa theo nhu cầu của các bạn học sinh, để các bạn có thể bày tỏ điều muốn nói nhưng không thể nói đến với ba mẹ, nhóm thực hiện dự án cùng chuyên gia tâm lý và giáo viên hướng dẫn sẽ chọn thời gian thích hợp để tổ chức một buổi gặp mặt giữa phụ huynh và chuyên gia tâm lý, giáo viên, nhóm thực hiện dự án và bạn học sinh.

Cách thức:

-Giáo viên và bạn học sinh ấy sẽ ở một căn phòng khác với chuyên gia tâm lý và phụ huynh

-Học sinh sẽ được thoải mái gửi gắm những điều muốn nói đến với ba mẹ trong khi giáo viên quay lại một đoạn video và gửi cho chuyên gia tâm lý ở một phòng khác.

-Chuyên gia tâm lý sẽ ở đó và phân tích cho phụ huynh hiểu về vấn đề của con mình, đồng thời giải đáp các thắc mắc từ phụ huynh học sinh.

Kết quả mong muốn: Sau buổi gặp mặt, nhóm dự án mong sợi dây liên kết giữa ba mẹ và bạn học sinh ấy sẽ gần lại với nhau hơn, và các bạn cũng sẽ mạnh dạn bày tỏ quan điểm và ý kiến trước gia đình.

 

Mục tiêu nhóm đặt ra cho kết quả cuối cùng của dự án: Giúp các bạn hiện đang có vấn đề về mặt tâm lý có thể mở lòng và đến với những người xung quanh mình hơn, giúp cho môi trường học tập của cơ sở Sunrise thật tích cực và vui vẻ với tất cả học sinh. Đối với quan hệ giữa con cái và cha mẹ sẽ có nhiều sự lắng nghe và chia sẻ hơn là việc các bạn học sinh mang trong mình một tâm lý ngại ngùng không dám cùng ba mẹ tâm sự.