DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG

RECYCLE

Thành viên nhóm Dự án Những việc làm thiết thực:

_ Nguyễn Đắc Duy-Nhóm trưởng (4.R3)

_ Nguyễn Ngọc Thủy Tiên (4.R3)

_ Kim Ga Ron (4.R3)

_ Huỳnh Minh Triết (4.R2)

_ Nguyễn Tấn Khang (4.R2)

Tổng quan:

  1. Ý tưởng dự án

    Lời đầu tiên nhóm Những Việc Làm Thiết Thực xin được gửi lời chào đến Quý Thầy Cô và các bạn học sinh trường Việt Úc cơ sở Riverside.

Lí do chúng em chọn dự án này :

     Hiện nay các nhà khoa học môi trường đang cảnh báo với thế giới rằng lượng rác mà con người thải ra môi trường ngày một càng nhiều. Thậm chí ở một số khu vực còn đang ở mức báo động vì mức độ ô nhiễm môi trường do rác thải gây nên. Vì vậy nhóm chúng em đã đưa ra những phương pháp để kịp thời ngăn chặn tình trạng này trước khi nó diễn biến phức tạp, nặng nề hơn ở một số khu vực nơi chúng ta đang ở. Một trong những phương pháp này đó chính là Tái chế.

2. Mục tiêu thực hiện dự án “Recycle:

  • Để tuyên truyền cho các bạn những lợi ích từ việc tái chế những món đồ cũ đó để môi trường sạch đẹp hơn.
  • Làm nhiều đồ vật hữu ích trong cuộc sống.
  • Lan tỏa một số giá trị cốt lõi của VAS: tôn trọng, đam mê, tinh thần đồng đội.

3.Kế hoạch của dự án:

Sau đây là quy trình thực hiện của nhóm em:

Bước 1: Thu gom các vật dụng có thể tái chế

  • Đăng poster tại trường học, trên trang mạng,…

Nội dung của poster gồm:

+ Lí do kêu gọi

+ Cách tái chế

+ Địa chỉ

+ Cảm ơn

  • Hoặc chuẩn bị video khích lệ mọi người cùng tham gia.

(Thời gian tuyên truyền cụ thể bắt đầu từ ngày 14/2/2023 đến  28/2/2023)

Bước 2: Phân loại những đồ vật có thể tái chế được.

Như: quần áo cũ, bìa các-tông, giấy báo cũ, chai nhựa, lon nước ngọt, cuộn giấy…

Bước 3: Bắt đầu tái chế bằng cách cắt ra, tạo dáng hoặc trang trí vật dụng.

Bước 4: Tập trung các vật dụng đã được tái chế sau khi thực hiện được 2 tuần.

Bước 5: Bắt đầu sử dụng đúng cách những vật dụng vừa tái chế xong.

  • Trang trí lớp, phòng học, quà tặng cho người thân,….
  • Trao đổi, chia sẻ đồ dùng với bạn học hoặc người thân,…

          Ví dụ minh họa:

Hình ảnh mẫu sưu tầm trên mạng về 1 số đồ chơi tái chế.

Hình ảnh gối được làm từ quần áo cũ (Nguồn: 5-minute crafts).

4. Lợi ích của việc tái chế rác thải

  • Giảm thiểu tình trạng quá tải của các bãi rác.
  • Hạn chế tiêu thụ năng lượng. Việc tái chế rác sẽ giúp các nhà máy giảm thiểu quy mô và lượng hàng hóa phải sản xuất. Từ nguồn nguyên liệu sản xuất cho đến nhiên liệu. Ví dụ như: Tái chế giấy sẽ làm giảm việc sử dụng nguyên liệu gỗ và việc sử dụng năng lượng dầu, nhớt… để vận hành máy móc sản xuất.
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thiên tai. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng hiện tượng: trái đất nóng dần lên; thiên tai thường xuyên xuất hiện; nhiều loài sinh vật biến mất; ô nhiễm môi trường không khí… có nguyên nhân từ chính hành động xả thải quá mức của con người. Vì vậy, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, chính là góp phần làm giảm lượng carbon, giúp môi trường sống thêm xanh, trong lành hơn.
  • Tiết kiệm tiền: Một lợi ích không thể không kể đến của việc tái chế rác thải là giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ. Ví dụ, thay vì phải bỏ tiền ra mua chậu cây trồng, bạn có thể làm ra chậu từ lon, chai nhựa. Hoặc thay vì lãng phí những bộ quần áo cũ, bạn có thể thiết kế chúng thành những “bộ cánh” mới. 

Ngoài ra, hoạt động này còn:

Góp phần lan tỏa một số giá trị cốt lõi chính: tôn trọng, đam mê, tinh thần đồng đội.

+ Tôn trọng: chúng ta học được cách trân quý và không phung phí những gì mình đang có.
+ Đam mê, tinh thần đồng đội: làm việc gì nếu có lòng đam mê thì sẽ vui vẻ, dễ dàng hơn. Những món đồ cũ, không còn đẹp như lúc đầu nhưng nếu ta hăng say sửa đổi chúng thì chúng sẽ tốt lại.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Nhà trường đã xem xét dự án này ạ.