DỰ ÁN VASER – VÌ CỘNG ĐỒNG

  1. Cơ Sở Garden Hills Campus
  2. Cấp Trung Học Cơ Sở
  3. Lớp 9G1
  4. Tên Dự Án: CHUNG TAY NGĂN CHẶN NẠN XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM
  5. Quản Lí Dự Án: Lê Ngọc Ngân Hà
  6. Tên Các Thành Viên:
  • Huỳnh Lâm Thanh Trúc

  • Lê TườngVy

  • Trần Mai Xuân Thanh

  • Bùi Minh Khanh

  • Võ Thị Nhã Uyên

  • Nguyễn Hoàng Lan Phương

  • Trần Nguyễn Bình An

  1. Giáo Viên HỗTrợ: Huỳnh Thị Hng Nhi

8. Mục tiêu dự án:

8.1. Lý do thực hiện dự án

“Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (nay làTổng cục Cảnh sát – Bộ Công an), mỗi năm trung bình có 1.600 – 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Con sốthống kê chỉ là phần nhỏ so với thực tếvì rất nhiều nạn nhân không lên tiếng.

Năm 2009, Viện nghiên cứu phát triển xã hội đã thực hiện một nghiên cứu lớn vềnhận thức, kĩ năng vềđời sống tình dục. Kết quả cho thấy, hầu hết những người được điều tra ở dưới độ tuổi 14 không có bất cứ kiến thức gì vềvấn đềnày. Dường như đã từ lâu, người Việt coi đây làchủ đềcấm kỵ nên trẻ em không được trang bị kỹ năng để tự bảo vệ mình. Cha mẹ không có kỹ năng, thành ra cũngkhông có biện pháp hay cách thức nào để truyền đạt lại cho con cái.

(Viện trưởngViện nghiên cứu phát triển xã hội)nhấn mạnh: “Chúng tôi đã rất nhiều lần khuyến nghị với Bộ Giáo dục về việc đưa các chương trình giáo dục giới tính vào giảng dạy, nhưng cho đến nay, câu chuyện ấy vẫn đang còn bị gác lại ở đâu đó… Ngay trong nhà trường, vấn đềnày cũng đã bị né tránh. Tôi cho rằng, đây là một trong những sự vô tâm của người lớn mà trẻ con là người phải trả giá”.

Chính vì lý do trên, nhóm chúng em nhận thấy rằng: Cần nâng cao nhận thức, giáo dục giới tính trong gia đình và nhà trường cho học sinh đặc biệt là cấp tiểu học để các em có các kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình…Đó là  một trong rất nhiều lý do chúng em muốn thực hiện dự án này để góp một phần nào đó vào việc ngăn chặn vấn nạn xâm hại trẻ em đang diễn ra rất phức tạp và rất nhiều như hiện nay.

8.2. Mục tiêu dự án

  • Tuyên truyền, hướng dẫn kĩ năng cho các em nhỏ biết cách phòng chống và tự bảo vệ bản thân trước hành vi xâm hại tình dục. Qua đó, cácemsẽcókhảnăng:
  • Nhận biết cảm xúc an toàn- cảm xúc không an toàn
  • Nhận biết tình huống an toàn- tình huống không an toàn
  • Nhận biết các khu vực riêng tư trên cơ thể 
  • Nêu các đối tượng được tiếp xúc với các phần trên cơ thể của trẻ
  • Phân biệt được đụng chạm an toàn và không an toàn 
  • Nêu cách thức phản ứng của bản thân khi có đối tượng đụng chạm không an toàn
  • Nêu cách phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục 
  • Là cầu nối liên kết với phụ huynh và nhà trường, cùng nhau chung tay ngăn chặn vấn nạn xâm hại ở trẻem, với mong muốn các em có một hành trang tốt nhất để vào đời.
  1. Đối tượng thực hiện dự án

Học sinh lớp 1, 2 tại các cơ sở của VAS, ban đầu sẽ là cơ sở GH.

  1. KếHoạch Cộng Đồng Chi Tiết:
  • Sẽ tổ chức một buổi Talkshow (Buổi học ngoại khóa) tại hội trường cho học sinh các khối lớp 1 và 2. (Đính kèm là bài Power point trình chiếu về nội dung chính tại buổi ngoại khóa)
  • (Vaser tuong vy).(kế hoạch và mục tiêu chính) Giáo án thuyết trình:Thời gian: 45p Đối tượng: Trẻ tiểu học  (Khối lớp 1, 2 là chủ yếu)    
  • Nội dung chi tiết 
  • Thời gian Hoạt động Hoạt động của Nhóm VASER Hoat động của trẻ tham gia Ghi chú
    5p Làm quen

    Giới thiệu chơi trò chơi

    Quản trò một trò chơi để gây chú ý ở trẻ
    5p Cảm xúc an toàn-Cảm xúc không an toàn Hỏi: Khi được thầy cô tổ chức trò chơi, các em cảm thấy thế nào? -> Vui

    Khi được tặng quà, các em cảm thấy thế nào? -> Vui

    Khi em vui, em thấy thoải mái, dễ chịu, em muốn cười, vỗ tay, em muốn nhảy múa, hát ca…

    =>Vui: cảm xúc an toàn

    Khi em đi vào nơi bóng tối một mình, em cảm thấy thế nào?-> Sợ

    Khi em sợ thì cơ thể của em như thế nào? -> Không nhúc nhích được, tay đổ mồ hôi, tóc dựng đứng lên, tay chân run, …

    ð Sợ là báo hiệu cho các em biết là các em đang cảm thấy không an toàn.

    Khi em cảm thấy không an toàn, em thấy sợ, em phải nói cho người lớn biết. Emphải hét to lên để mọi người biết là em đang sợ!

     

     

    Tương tác, mời lần lượt nhiều emkhác nhau

    5p Tình huống an toàn- tình huống không an toàn Hỏi trẻ từng tình huống

    – Khi em chơi với bạn, có thầy cô, cha mẹ xung quanh -> An toàn hay không an toàn? (An toàn)

    – Các emđang trong lớp học, có thầy cô, bạn bè-> An toàn hay ko an toàn? (An toàn)

    – Em đi về nhà trên đường chỉ có một mình em-> An toàn hay ko an toàn? (Ko an toàn)

    – Em ở nhà một mình-> An toàn hay ko an toàn? (Ko an toàn)

    10p Vùng riêng tư -Treo ảnh lên, hỏi trẻ: Những chỗ nào trên cơ thể mà mình luôn phải che đi?

    Gợi ý lần lượt cho trẻ trả lời

     

    -VÙNG RIÊNG TƯ TRÊN CƠ THỂ (ngực, mông, dương vật, âm hộ, âm đạo, hòn dái)

    • Vùng chỉ có ba mẹ ruột được nhìn, đụng chạm khi giúp các em tắm rửa nếu các em không tự làm được.
    • Bác sĩ có thể nhìn, đụng chạm khi khám bệnh và cha mẹ có đi cùng. Nếu ông bà, người chăm sóc khác thì phải được ba mẹ đồng ý.
    • Những người khác  tuyệt đối không được phép đụng chạm, nhìn ngó
    • Không để người khác đụng vào và các con cũng ko nhìn, ko đụng vào vùng riêng tư của người khác
    • Môi, miệng cũng ko để người khác tuỳ tiện hôn, chỉ cha mẹ ruột dc phép và nếu em thấy thoải mái
    Trẻ quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi

     

    Một số trẻ được mời lên để chỉ lại trên hình về các vùng riêng tư

    Mang tranh minh họa về cơ thể của bé trai và bé gái (khổ A0), cho trẻ biết đâu là vùng của bộ phận nhạy cảm.

    Khi giải thích các vùng trên cơ thể, giới thiệu thuật ngữ chính xác cho trẻ, liên hệ với các từ mà cha mẹ ở nhà hay dùng như ‘đít’, ‘chim’, ‘bướm’.

    Dùng hình ảnh đi kèm khi giải thích

     

    5p Động chạm an toàn và động chạm ko an toàn – Phân biệt động chạm an toàn và không an toàn cho trẻ.

    An toàn: có cha mẹ đồng ý + con đồng ý+ con không đau, không khó chịu, và KHÔNG ĐỤNG VÀO VÙNG CẤM

     

    Không an toàn: mọi động chạm khiến con đau, khó chịu và con không đồng ý, ở nơi không ai thấy, cha mẹ ko biết + ĐỤNG VÀO VÙNG CẤM

     

    => NÓI KHÔNG CƯƠNG QUYẾT VỚI ĐỘNG CHAM KO AN TOÀN

    10 p NGUYÊN TẮC AN TOÀN – Những ai có thể là người xâm phạm chúng ta?

    * Những người quen và cả không quen (tương tác lại với đoạn clip)

    * Những người này ko có mặt xấu xí, họ là người bình thường vẫn có thể có ý xấu

    * Những người có những đụng chạm khiến chúng ta có cảm giác không thoải mái.

    * Những người xâm hại thường làm gì để dụ dỗ và xâm hại chúng ta???

    * Cho bánh cho kẹo, cho tiền

    * Rủ chúng ta đi chỗ vắng người hoặc đến nhà chúng ta, đụng chạm vào người chúng ta khi không có ai bên cạnh

    * Yêu cầu chúng ta thay đồ, cởi đồ

    * Yêu cầu các em giữ bí mật. Các em không nên giấu diếm khi bị xâm hai.

    Chúng ta cần làm gì để đề phòng bị kẻ xấu xâm hại?

    * Không tiếp xúc hay nhận quà của người lạ

    * Không ra ngoài một mình.

    * Không ở nhà một mình

    * Không phơi bày thân thể cho người khác thấy. Thay đồ trong phòng kín, đi vệ sinh ở nhà vệ sinh.

    -Khi gặp người có ý đồ xấu, chúng ta sẽ làm gì?

    Nguyên tắc NO- GO- TELL

    NO: hét to ‘Không’

    GO: bỏ đi

    TELL: kể cho người con tin tưởng, yêu quý

    Đặt câu hỏi: Các con sẽ kể cho những ai?

    Nhấn mạnh: NẾU KỂ CHO NGƯỜI THỨ 1, NG THỨ NHẤT KO TIN CON THÌ PHẢI KỂ CHO NGƯỜI THỨ HAI, NẾU NG THỨ HAI KO TIN CON THÌ CON KỂ CHO NG THỨ BA,…CHO ĐẾN KHI CÓ NGƯỜI TIN CON VÀ ĐƯA CON ĐẾN NƠI AN TOÀN.

    KHÔNG GIỮ BÍ MẬT NÀY. NẾU CÁC CON BỊ NGƯỜI XẤU ĐỤNG CHẠM, SỜ MÓ, LÀM ĐAU THÌ ĐÓ LÀ LỖI CỦA HỌ, KO PHẢI LỖI CỦA CÁC CON.

    Trẻ quan sát, lắng nghe, và trả lời câu hỏi Gọi hỏi trẻ trả lời

     

    Có thể chuyển sang hình thức vẽ tranh

    5p Các động tác thoát thân Làm mẫu cho trẻ một số động tác để thoát thân

     

    Trẻ lên làm mẫu cùng BCV
    3p Ôn tập Nhắc lại các vùng riêng tư trên cơ thể

    Nhắc lại nguyên tắc an toàn để bảo vệ bản thân

    PP: Sử dụng các câu hỏi tình huống.

  • Tổ chức một buổi giao lưu – đối thoại với phụ huynh và các thầy cô chủ nhiệm để cùng chung tay phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tiểu học. (kế hoạch mở rộng nếu thực hiện được 
  • Thành lập câu lạc bộ cùng chia sẻ những điều thầm kín không dám thổ lộ của các em nhỏ.
  • Xuất bản bộ truyện tranh vềkỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.
  1. Kếhoạch sử dụng ngân sách:

11.1. Kinh phí các buổi Talkshow ngoại khoá: (mỗi cơ sở 1 buổi, nếu được sẽ mở rộng tuyên truyền cho các trường học, trung tâm có nhu cầu). Trong buổi ngoại khóa này, chúng em cần chuẩn bị:

  • Mô hình, vật liệu minh họa(Bộ bài ảo thuật, các hình ảnh về thân thể bé trai – bégái…)
  • Bánh kẹo, quà tặng cho các bé
  • Thuê đồ con vật
  • Poster tuyên truyền
  • In và phân phát cẩm nang cầm tay phòng chống
  • Nước uống và kinh phí hỗ trợ BTC

…..

Dự kiến kinh phícho 1 cơsởlà: 1,5 triệuđồng

Kinh phí cho nguyên hệ thống VAS (GH, BTH, HVT, SR, SL) là: 7,5 triệuđồng

  • Kinh phí để thành lập và duy trì câu lạc bộ:
  • Kinh phí để in ấn phát hành bộ truyện tranh cẩm nang tự bảo vệ bảnt han: 3 triệuđồng
  • Kinh phí làm từt hiện để ủng hộ cho các trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn có dư chấn tâm lý bị xâmhại:3 tr
  1. Kếhoạchgâyquỹ

Song song với quá trình kêu gọi cấp quỹ cho dự án, chúng em dự định sẽ gây quỹ thông qua các hoạt động sau:

  • Bán sách, truyện tranh cũ
  • Bán đồ lưu niệm, quà tặng, trà sữa… bằng cách tổ chức các gian hàng tại hội chợ Xuân 2019