Dự án: Thắp Sáng Tri Thức

Mỗi ngọn đèn ASER thắp sáng – Một tri thức vun đắp tương lai – Một cây xanh được trồng.

Địa điểm triển khai dự án:

  • Ấp Vồ Bà xã An Hảo huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
  • 100 đèn cho các em học sinh nhà chưa có điện theo sự giới thiệu của giáo viên trên cộng đồng giáo viên MIIE Việt Nam.

Ngày điền đơn xin quỹ: 25/10/2019

Thời gian triển khai: khoảng 8 tháng

Số tiền mong muốn được cung cấp từ VAS Community (VND) 40.000.000 VNĐ

Hướng dẫn dự án: Nguyễn Lý Thủy – GVCN 10.H1E – cơ sở HVT

Nhóm quản lý dự án:     

Vũ Ngọc Bảo Trân                  10.H1E        HVT

Nguyễn Ngọc Tâm                  10.H1E        HVT

Phan Hương Giang                 10.H1E        HVT

Lưu Quỳnh Bảo Trân              10.H1E        HVT

Lê Phạm Uyên Vy                  10.H1E        HVT

Võ Lương Hoàng Anh Thy     10.H3A       HVT

Nguyễn Minh Anh                  10.H2A       HVT

Lê Ngọc Xuân Hương            10H3A        HVT

Phạm Trần Mai Chi                 10H3A        HVT

Thành viên:                     Học sinh khối 10 cở sở Hoàng Văn Thụ trường Việt Úc.

 

1. KHÁI QUÁT DỰ ÁN:

Dự án “THẮP SÁNG TRI THỨC” tiếp tục được xây dựng theo 2 hướng:

Hướng 1: Các thành viên của nhóm quản lý dự án 2018-2019 phụ trách các nhóm vệ tinh (là các nhóm được thành lập ở các trường bạn để thực hiện 1 dự án giống dự án Thắp Sáng Tri Thức) Hiện nay có 2 nhóm vệ tinh được thành lập.

Hướng 2: Đồng hành cùng các em học sinh khối 10 năm học 2019-2020 để thực hiện dự án tại trường Việt Úc – cơ sở Hoàng Văn Thụ.

Tại trường, chúng em không chỉ được học kiến thức, trau dồi những kỹ năng mà còn được giáo dục về tình yêu thương, trách nhiệm với xã hội và được tạo điều kiện tối đa để có cơ hội thể hiện lòng tốt, giúp đỡ và xây dựng cộng đồng.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Lý Thủy, khối 10 cơ sở Hoàng Văn Thụ thực hiện dự án “THẮP SÁNG TRI THỨC” mùa 2.

Mục tiêu của dự án này là tặng cho các em học sinh nghèo tại các vùng lõm biệt lập – nơi chưa có hệ thống điện lưới quốc gia – những chiếc đèn bàn sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) do chính chúng em thiết kế và lắp ráp. Đồng thời mỗi học sinh được nhận đèn sẽ chịu trách nhiệm thay cho chúng em chăm sóc một cây xanh trong vườn nhà (cây giống sẽ được tặng cho học sinh vào đầu dự án) Như là cách cụ thể cho việc chúng em bảo vệ môi trường.

Năm nay, địa điểm được chọn:

  • Ấp Vồ Bà xã An Hảo huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
  • 100 đèn cho các em học sinh nhà chưa có điện theo sự giới thiệu của giáo viên trên cộng đồng giáo viên MIIE Việt Nam.

Tham gia dự án, chúng em không những được áp dụng các kiến thức đã học mà còn có cơ hội để nhìn lại chính bản thân mình, để cảm nhận những giá trị mà mình đang nhận được và thêm yêu mến gia đình, trường học, bạn bè và cộng đồng.

Đồng thời qua đó các bạn sẽ khắc sâu lòng yêu thương chính đồng bào của mình, có trách nhiệm hơn với cộng đồng và học được giá trị của sự cho đi.

Lòng mong muốn cuối mỗi dự án mỗi học sinh đều nhận được những giá trị cao đẹp như những dòng của học sinh dưới đây:

Và quan trọng hơn hết đó chính là nhận ra chúng em đã may mắn đến nhường nào khi tận mắt chứng kiến cuộc sống của những học sinh nơi đây. Tận mắt chứng kiến những đứa trẻ mặt mũi, thì lắm lem, chân thì không mang giầy chạy nhảy nô đùa với nhau trên nền cát bụi. Tận mắt chứng kiến một đứa trẻ đang đèo trên mình một đứa em gần bằng với thân hình nhỏ bé của mình. Tận tai nghe được những câu chuyện tảo hôn giữa những đứa trẻ mà chúng ta vẫn thường nghĩ nó đã không còn nữa. Tận mắt chứng kiến những bạn nữ bằng tuổi mình một tay thì bồng, một tay thì dắt con. Tận mắt chứng kiến những nụ cười hạnh phúc khi nhận được những tô cháo tuy được gọi là tô cháo dinh dưỡng nhưng những nguyên liệu bên trong chỉ là một ít thịt, một ít rau, một ít cà rốt – những thứ mà chúng ta hoàn toàn có thể ăn hằng ngày. Tận mắt chứng kiến thấy sự hiếu kì của những đứa trẻ về cách hoạt động của chiếc đèn bàn sử dụng năng lượng mặt trời.

Rời khỏi thành phố hoa lệ, rời xa điện thoại, rời xa mạng xã hội, chúng em đã cùng nhau trải qua những phút giây khó khăn nhưng cũng rất vui, đã được tận mắt thấy những câu chuyện mà trước giờ chỉ được nghe kể. Và quan trọng hơn hết là chúng em đã cảm nhận được giá trị của cuộc sống, cảm thấy bản thân thật may mắn khi được cùng nhau làm nên điều “nhỏ xíu” nhưng rất tuyệt vời này. Mọi thứ dường như đều xứng đáng với những trải nghiệm mà chúng em đã có được.

-Trích thư học sinh gởi cảm ơn nhà tài trợ 2018-2019-

2. Kế hoạch và quá trình triển khai dự án

A. Bản kế hoạch chi tiết:

Giai đoạn 1: (Tháng 9 và 10 năm 2019) Hình thành ý tưởng, tìm hiểu thông tin.

  • Bắt đầu tìm hiểu thông tin (dựa trên sự hỗ trợ của tổ chức GreenID – cộng đồng MIIE Việt Nam) và hoàn cảnh sống của các bạn ở:
    • Ấp Vồ Bà xã An Hảo huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
    • 100 học sinh theo sự giới thiệu của giáo viên trên cộng đồng giáo viên MIIE Việt Nam.
  • Đề ra mục tiêu: Tặng đèn bàn sử dụng năng lượng mặt trời cho các em học sinh theo danh sách. Mỗi học sinh được nhận đèn sẽ thay mặt cho học sinh tham gia dự án trồng và chăm sóc 1 cây xanh (cây lâu năm) trong vườn nhà. Loại cây sẽ theo định hướng của địa phương (có lợi ích về kinh tế sau 20 đến 30 năm) và dự án sẽ gởi tiền mua cây giống. Sau thời gian 20 hoặc 30 năm nếu đối tượng muốn bán cây thì phải trích 20% số tiền bán cây để trồng cây mới – có bản ghi nhớ khi tặng đèn.
  • Các thành viên tham gia dự án được chia ra làm 03 nhóm để thực hiện các công việc khác nhau gồm: Cách thức chia nhóm dựa trên đăng ký của học sinh.
    • Nhóm kỹ thuật: tìm hiểu và lắp ráp đèn – thời gian lắp ráp đèn là sau kỳ thi học kỳ 1 (tặng cho nhà hảo tâm ủng hộ dự án) và sau khi thi học kỳ 2 (tặng cho học sinh theo danh sách ban đầu)
    • Nhóm gây quỹ: Xây dựng các kế hoạch gây quỹ nhằm cung cấp đủ vốn cho dự án.
    • Nhóm truyền thông: Tìm hiểu và liên hệ với các tổ chức khác nhau để xin kiến thức và kinh nghiệm, xây dựng các trang mạng xã hội để truyền tải mục tiêu, ý nghĩa của dự án.

Giai đoạn 2: (Tháng 11 và 12 năm 2019) Bắt đầu sản xuất đèn đợt 1. Trồng cây tại nhà đối tượng nhận hỗ trợ. Xây dựng kế hoạch gây quỹ và truyền thông cho cộng đồng.

  • Nhóm truyền thông – Gây quỹ:
    • Gởi thư cho các công ty để tìm nguồn tài trợ.
    • Thuyết trình gọi vốn tại VAS.
    • Nhập linh kiện làm đèn.
    • Mua cây giống gởi đến nhà các học sinh nhận hỗ trợ – ghi nhận hình ảnh thông qua các điều phối của dự án.
    • Soạn thảo bản ghi nhớ về trồng cây tại nhà.
  • Nhóm kỹ thuật: Tiến hành lắp ráp đèn đợt 1. Sản xuất máy làm giá tự động để bán gây quỹ trong hội chợ xuân.

Giai đoạn 3: (Tháng 01/2020 đến tháng 5/2020) Tiếp tục các hoạt động gây quỹ và sản xuất đèn đợt 2.

  • Nhóm truyền thông – Gây quỹ:
  • Gởi thư ngõ cho phụ huynh học sinh toàn trường.
  • Ký gửi 10 đèn/cơ sở để nhờ hỗ trợ trong việc nhận đóng góp từ phụ huynh toàn hệ thống.
  • Thuyết trình gọi vốn trong hệ thống.
  • Tổ chức gian hàng trong hội chợ xuân.
  • Nhóm kỹ thuật: Sản xuất đèn đợt 2 cho đủ số lượng.

Giai đoạn 4: Tháng 6 năm 2020.  Hoàn thiện dự án và trực tiếp tặng đèn.

  • Trong quá thực hiện dự án chúng em mong muốn các thành viên đến tận nơi để trao tận tay các bạn đồng trang lứa ở đó và thông qua đó được tận mắt chứng kiến hoàn cảnh và sự khó khăn của các bạn ở nơi đó (nếu nhận được sự cho phép của phụ huynh).

B. Kết quả dự kiến:

Với học sinh tham gia dự án: Đối với dự án “Thắp Sáng Tri Thức” này, mỗi thành viên trong dự án đều có mong muốn được học tập nhiều hơn thông qua các làm việc nhóm, cân bằng giữa việc học trên trường và việc làm dự án, cùng nhau đối mặt và tìm cách giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện, tìm hiểu giá trị của bản thân cũng như của mọi người xung quanh khi thấy được sự quá đỗi may mắn và hạnh của bản thân từ đó học cách chia sẻ và cảm thông với mọi người xung quanh nhiều hơn.

Với từng thành viên tham gia dự án này, mỗi chúng em mong muốn học được bài học CHO ĐI LÀ HẠNH PHÚC do đó dù nhận thức được sự khó khăn trong tính chất của dự án để có thể thuyết phục được các nhà đầu tư và trong quá trình tự thân lắp ráp đèn, hay trong lúc bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm hoặc những lần vất vả làm dự án để kịp deadline. Tuy nhiên điều chúng em mong muốn đó là sau mỗi khó khăn, sau mỗi trận cãi vã, sau mỗi lần công việc chồng chất, chúng em lại học được những bài học mới, được hiểu nhau hơn trong suốt quãng thời gian làm việc chung và rồi cuối cùng đạt được mục tiêu hay thậm chí là vượt xa dự kiến ban đầu.

Với dự án này chúng em mong muốn được hơn 200 cây xanh sẽ được trồng là minh chứng cụ thể cho việc hành trình trở thành chiến binh xanh .

Với học sinh là đối tượng của dự án: Mong muốn các nhận được đèn, các em có thêm một cơ hội để học, để thêm thời gian trao dồi kiến thức để mai này biết đâu một trong số các em này sẽ là người giúp cho khu vực mình đang sống hòa vào nhịp sống, nhịp phát triển chung của xã hội. Và việc chăm sóc cây mình trồng sẽ thêm lên trong các em lòng yêu mến thiên nhiên và cũng là món quà của tầm nhìn dài hạn mà dự án dành cho các bạn và môi trường (20% số tiền bán cây sẽ được sử dụng để trồng cây mới)

Với VAS: Thêm một môi trường để học sinh của VAS thể hiện sự xuất sắc của mình, với dự án này chúng em tự tin sẽ đem lại một hình ảnh đẹp cho ngôi trường VAS thân yêu. Thêm một lần khẳng định những giá trị cốt lõi mà VAS đang dày công xây dựng cho học sinh.

C. Phân chia công việc:

    1. Nhóm kỹ thuật: Tất cả thành viên lớp 10H1; 10H2; 10H3 và các thành viên lớp 11H3.
    2. Nhóm gây quỹ: Uyên Vy, Thu Thủy, Mai Chi, Vũ Ngọc Bảo Trân, Xuân Hương.
    3. Nhóm truyền thông: Lưu Quỳnh Bảo Trân,Vũ Ngọc Bảo Trân,Uyên Vy,Hương Giang,Ngọc Tâm. Anh Thy, Minh Anh, Xuân Hương.

3. Giám sát và đánh giá dự án

Xuyên suốt quá trình hình thành, chế tạo, nuôi dưỡng và hoàn thiện dự án, mỗi bản thân từng thành viên luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng thực hiện dự án để đem đến được những sản phẩm chất lượng nhất. Chúng em cũng ý thức được rằng để “Thắp Sáng Tri Thức” được diễn ra thành công tốt đẹp, tấm lòng và tâm huyết của mỗi thành viên là điều không thể thiếu. Vậy nên chúng em đã cố gắng thực hiện dự án một cách tích cực và công bằng nhất.

Đồng thời, trong suốt quá trình làm việc, mọi chi phí thu chi đều được công khai minh bạch trên fanpage fb.com/aser40 và dưới sự giám sát của thầy Nguyễn Lý Thủy, phòng Maketting của trường.

4. Ngân sách

 
STT Nguồn Số tiền Ghi chú
1 VAS 40 000 000 VNĐ Chờ duyệt
2 GreenID 10 000 000VNĐ Đã nộp hồ sơ, chờ duyệt
3 Nhóm Gây Quỹ 50 000 000 VNĐ Theo kế hoạch
TỔNG 100 000 000 VNĐ

 

  • Dự chi cho 01 chiếc đèn bàn sử dụng năng lượng mặt trời ASER40:
 
Tên sản phẩm Mệnh giá (ngàn VND)   Ghi chú
Công tắc đèn x  Công ty đèn Trung Sơn tiếp tục hỗ trợ bằng cách trợ giá 50% mua linh kiện đèn.

Tổ chức GreenID phối hợp với Công ty Vũ Phong Solar sẽ hỗ trợ tấm pin Năng Lượng Mặt Trời trong trường hợp cụ thể (thông tin chi tiết sau)

.

Tấm pin năng lượng mặt trời x
Pin lưu trữ x
Mạch bảo vệ x
Đèn led x
Dây điện x
Bộ vỏ x
TỔNG CỘNG 350 000 VNĐ

 

  • Các mục gây quỹ cần tiền trợ cấp để làm vốn đầu tư: Nếu được cấp vốn, số tiền được dùng cho các việc sau:
 
STT Nội dung Số tiền Ghi chú
1 Làm đèn để bán gây quỹ

Làm máy làm giá tự động

15 triệu Ký gửi tại các cơ sở của VAS để bán. Dùng số tiền thu được để tiếp tục làm đèn ký gửi
2 Vận hành dự án 10 triệu
3 Chuẩn bị cho các gian hàng trong hội chợ xuân 7 triệu Tại cơ sở HVT
4 Trồng cây 8 triệu Học sinh nhận đèn

 

“MỌI NỖ LỰC CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ TIẾP TỤC ĐƯỢC TRAU DỒI VÀ CẢI THIỆN ĐỂ GIÚP CHO ‘THẮP SÁNG TRI THỨC’ NGÀY CÀNG ĐƯỢC HOÀN THIỆN HƠN, TUY NHIÊN DỰ ÁN RẤT CẦN SỰ ỦNG HỘ VÀ CUNG CẤP TÀI CHÍNH TỪ NHÀ TRƯỜNG ĐỂ CÓ THỂ KẾT NỐI VỚI CÁC NHÀ TÀI TRỢ MỘT CÁCH CHÍNH DANH. ĐÂY LÀ MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ DỰ ÁN ĐƯỢC DIỄN RA THÀNH CÔNG.”