1.Khái quát dự án.

Ngày nay, tại các thành phố lớn như Sài Gòn chẳng hạn. Việc sở hữu một thiết bị điện tử của các học sinh trở nên quá dễ dàng. Việc tiếp cận tri thức ngoài sách vở thì nguồn từ internet ngày càng trở nên phổ biến .

Và những cuốn sách, cuốn truyện ngoài sách giáo khoa mà học sinh từng sử dụng dường như nó chỉ được sống có 1 lần. Có những trường hợp cuốn truyện được mua về chỉ vì nó có bao bìa bắt mắt nhưng chẳng bao giờ được mở, chúng cứ thế mà nằm đóng bụi trên kệ trong nhà kho có khi lại là dưới gầm giường.

Trong khi đó, đối với trẻ em miền núi hay trẻ ở các tỉnh đồng bằng vùng sâu vùng xa để có được sách giáo khoa hỗ trợ việc học đã là rất quý giá. Và hầu như các em nhỏ không còn cơ hội nào để có thể nâng cao vốn kiến thức của mình, trao dồi thêm về khả năng ngôn ngữ.

“Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”

Thư viện cộng đồng ra đời có mục tiêu giúp cho những cuốn sách đang nằm đâu đó trên kệ sách của các bạn , đang nằm đâu đó dưới gầm giường, đang nằm đâu đó trong nhà kho được sống lại một lần nữa với thiên mệnh của mình – truyền tải, kích thích những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Ngoài ra, mỗi thư viện cộng đồng được mở cửa chúng em sẽ trồng một hàng cây xanh trước thư viện như là cách để chúng em hiện thực hóa việc kêu gọi hành trình trở thành “Chiến binh xanh”

 

2.Địa điểm thư viện.

Địa điểm triển khai dự án: Buôn Ea M’droh, xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Thời gian triển khai: Từ 5/09/2019 đến 30/06/2020

Ngân sách dự định: 30.000.000 VNĐ ( ba mươi triệu việt nam đồng )

Hướng dẫn dự án: Thầy Nguyễn Lý Thủy, Giáo viên chủ nhiệm lớp 10H1E

Thành viên: Học sinh khối 10 cơ sở Hoàng Văn Thụ trường Quốc Tế Việt Úc.

Thực trạng địa phương:

Buôn Ea M’droh xã Ea M’droh huyện Cư M’gar tỉnh Đăk Lăk, là buôn làng sinh sống lâu đời của người dân tộc Ê đê. Là buôn thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Dân cư ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay do những biến đổi thất thường của thời tiết, do khó khăn bất thường về giá cả nông sản nên đời sống dân cư rất khó khăn.

Toàn buôn hiện có 260 hộ với hơn 1400 nhân khẩu, trong buôn có 59 hộ nghèo và hơn 40 hộ cận nghèo.

Với những khó khăn về kinh tế đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây, ở đây hiện nay đã có nhiều gia đình bỏ địa phương để đi làm ở các thành phố lớn, để lại con cái cho ông bà đã già yếu để chăm non, hoặc đi vào rừng canh tác, có trường hợp các em phải tự chăm sóc lẫn nhau.

Do không có nhiều sự quan tâm, phối hợp của cha mẹ đến các hoạt động giáo dục nên hiệu quả học tập của học sinh ở đây rất hạn chế. Hàng năm có từ 10 – 15 em học sinh bỏ học mỗi năm.

Cảm động trước hoàn cảnh khó khăn của các em hoc sinh tại nơi đây. Hiện có 1 nhóm giáo viên của các trường THCS Ngô Mây, xã Ea M’droh, Tiểu Học Bùi Thị Xuân, trường mẫu giáo Ea M’droh mở một điểm dạy tình thương tại đây. Phòng học là nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà mẫu giáo bị bỏ lâu năm được sửa lại .

Phòng học và lớp học hiện đang được duy trì, tuy nhiên các em và thầy cô ở đây còn thiếu thốn rất nhiều điều kiện để học tập.

Dự án mong muốn được đồng hành cùng nhóm thầy cô tình nguyện tại đây và giúp đỡ các em học sinh có được 1 thư viện nhỏ trong chính phòng học của mình.

 

3. Kế hoạch và quá trình triển khai.

A. Tiến trình thực hiện:

Để thực hiện dự án này chúng em tổ chức các bạn tham gia thành 2 nhóm chính:

Nhóm truyền thông:

Xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án, lên các phương án kêu gọi sách từ học sinh và các nhà sách trong thành phố. Liên hệ với người đại diện tại địa phương để tiến hành trồng cây trước thư viện. Quản lý thông tin của dự án trên trang community.vas.edu.vn và fanpage của dự án fb.com/vasthuviencongdong

Viết thư kêu gọi gởi cho: Phụ huynh học sinh, Các nhà sách trong thành phố,…

Nhóm gây quỹ và quản lý sách:

Nhóm có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện việc kêu gọi tài chính phục vụ việc bảo quản và vận chuyển sách đến Buôn Ea M’droh. Đồng thời duy trì hoạt động của thư viện.

 

B. Thời gian biểu dự kiến:

Giai đoạn 1: tháng 9/2019 đến 10/ 2019

 
STT Nội dung Kết quả Phụ trách
1 Tìm hiểu về địa phương đặt thư viện Đã liên hệ với người phụ trách địa bàn: Thầy Mai Văn Chuyền Truyền thông
2 Nộp hồ sơ cho VAS Community Đã xong Truyền thông
3 Lên danh sách các đơn vị để gởi mail Đang thực hiện Truyền thông và gây quỹ.

 

Giai đoạn 2: tháng 10/2019 đến tháng 5/2020

 
STT Nội dung Phụ trách Ghi chú
1 Gởi thư về dự án cho học sinh khối 10 Truyền thông
2 Bắt đầu thu gom sách Gây quỹ Trưng bày tại kệ sách của lớp.

Gởi kho nhà trường

3 Trồng hàng cây trước thư viện. Truyền thông Cung cấp cây giống và đặt tên theo nhà tài trợ.
4 Gởi thư cho các đơn vị kêu gọi tài trợ. Truyền thông

 

Giai đoạn 3: Đi tặng sách và hoàn thiện thư viện – Dự kiến tháng 6 năm 2020

C. Tài chính:

 
STT Số tiền Nguồn Ghi chú
1 20 000 000 VNĐ Nhà trường VAS
2 10 000 000 VNĐ Nhóm gây quỹ ·       Hội chợ xuân.

·       Phụ huynh toàn hệ thống.

·       Thư gởi các đơn vị.

Tổng 30 000 000 VNĐ

 

Kế hoạch sử dụng ngân sách của dự án:

  • Ngân sách của VAS (20 000 000 VNĐ)
 
STT Nội dung Số tiền Thời gian đề nghị giải ngân
1 Làm lại bìa sách, 5 000 000 vnđ Tháng 3/2019
2 Trồng cây 2 000000 vnđ Tháng 11/2019
3 In tờ rơi 3 000000 vnđ Tháng 11/2019
4 Vận chuyển sách 10 000 000 vnđ Tháng 6/2019

 

  • Ngân sách kêu gọi thêm (10 000 000 VNĐ)
 
STT Nội dung Số tiền Nguồn vốn
1 Đóng kệ sách tại lớp học trên lớp học tình thương 8 000 000 vnđ ·       Hội chợ xuân.

·     Phụ huynh toàn hệ thống.

2 Chi phí vận hành: 2 000000 vnđ

 

4.Kết quả dự kiến:

Sau dự án này chúng em mong muốn sẽ có thêm nhiều thư viện được mở theo hướng như trên.

Mỗi thư viện được mở cửa sẽ có 1 hàng cây được trồng.

Thông qua việc hình thành thư viện ở nơi có hoàn cảnh khó khăn em mong muốn giúp cho các bạn đang có đầy đủ thêm một cơ hội nhìn lại chính mình, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống. Quý trọng những điều mình đang có.