DỰ ÁN “KIẾN TẠO MẢNG XANH TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ 2019”

A. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN:

  • Tên dự án: Kiến tạo mảng xanh từ vật liệu tái chế
  • Địa điểm thực hiện dự án: Trường TH, THCS, THPT Việt Úc, cơ sở Garden Hills
  • Thời gian thực hiện dự án:
    • Từ 30/9/ 2019 đến 6/10/2019: Đăng kí dự án
    • Từ 7/10 đến 13/10: Lên kế hoạch
    • Từ 14/10 đến 25/10: Bắt đầu tuyên truyền cho dự án và nộp dự án.
    • Tháng 11 năm 2019: Báo cáo dự án, xin kinh phí
    • Tháng 12: Thực hiện sản phẩm
    • Tháng 1+ tháng 2: Hội chợ gây quỹ
    • Tháng 3: Gây quỹ từ thiện
    •  Tháng 4: Khảo sát thực tế
    • Tháng 5: Triển khai kế hoạch.
  • Thời gian hoàn thành dự án: Từ tháng 9/ 2019 đến tháng 5/2020
  • Số tiền đề xuất xin từ quỹ VAS Community để thực hiện dự án: vnđ
  • Trưởng nhóm dự án: Võ Hoàng Khang – Lớp 5G3- Cơ sở: Garden Hills
  • Thành viên dự án: Học sinh khối 4 + 5 – Cơ sở Garden Hills 
  1. Phạm Trường Giang – 4.1
  2. Nguyễn Hoàng An – 4.2
  3. Lê Vương Khang – 4.3
  4. Lê Hoàng Minh Anh – 4.4
  5. Lê Ngọc Mỹ Trâm – 4.5
  6. Trần Mai Khôi – 4.6
  7. Trần Diệu Thanh – 5.1
  8. Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc – 5.2
  9. Võ Hoàng Khang – 5.3
  10. Bùi Thủy Tiên – 5.4
  11. Bùi Quốc Cường – 5.5
  • GV hướng dẫn: GV khối 4+5: Đặng Thiên Hoàng

B. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

  1. Lý do thực hiện dự án:

Rác là một phần tất yếu trong cuộc sống, không một hoạt động nào của cuộc sống không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, số lượng rác ngày càng nhiều và trở thành một mối đe dọa thật sự đối với cuộc sống. Rác là trung tâm gây ra các nguồn bệnh (bệnh ký sinh trùng, tả, lỵ, …), rác được ruồi nhặng, côn trùng phát tán gây bệnh cho con người nhất là trẻ nhỏ.

Theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2018 cả nước đạt khoảng 37 nghìn tấn/ngày. Dự báo năm 2020 sẽ là 59 nghìn tấn/ngày, cao gấp 2 -3 lần. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra môi trường 8300 tấn rác. Ở các trường học, mỗi ngày lượng rác thải tạo ra qua các hoạt động là khổng nhỏ. Cách thu gom, xử lí rác thải ra sao để không bị ô nhiễm môi trường, duy trì được không gian xanh sạch đẹp trong nhà trường mà không mất nhiều thời gian, công sức của mọi người là một điều không dễ.

Tái chế, giảm rác thải nhựa ra môi trường không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài cho môi trường. Khoảng vài năm trở lại đây, vấn đề liên quan đến rác nhựa thải ra môi trường gây ra sự nhức nhối trên toàn cầu. Từ tổ chức, đơn vị đến cá nhân đều đang dần có ý thức chung tay, kêu gọi phải tái chế, giảm thiểu chất thải. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta cần làm thế.

  • Tái chế rác thải là một trong những cách giúp hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, 135 tấn rác tái chế có thể tiết kiệm được 3,5 triệu lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 KW/h, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và 1.300m3 đất để chôn lấp.
  • Tái chế rác thải giúp giảm ô nhiễm, huỷ hoại môi trường do khai thác tài nguyên thiên nhiên như: dầu mỏ, khoáng sản… Không phải ai cũng biết rằng, sử dụng giấy tái chế giảm được 74% ô nhiễm không khí, 35% ô nhiễm nguồn nước.
  • Tái chế, tận dụng rác thải nhựa để sử dụng vào các việc khác còn giúp chúng ta tiết kiệm tiền.
  • Tái chế rác thải nhựa là quá trình cần rất nhiều nhân lực để thu gom, phân loại và xử lý rác. Chính vì thế, nó góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít người. Một trong những lợi ích lớn nhất của tái chế rác thải nhựa là giúp tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, sử dụng 30% rác tái chế mỗi năm đã tiết kiệm được gần 45 tỷ lít dầu và giảm được khí thải nhà kính tương đương như giảm 25 triệu ôtô chạy trên đường. Giảm thiểu rác thải ra môi trường còn giúp bảo vệ cảnh quan đô thị. Mới đây nhất, dự án “Cho Bống xin rác” của một nhóm bạn trẻ Đà Nẵng trên bãi biển Mỹ Khê đã bắt đầu đi vào hoạt động.
  • Chôn lấp và đốt rác là các phương pháp thất bại về mặt kinh tế bởi các lò đốt cần sự đầu tư rất lớn về tài chính và đòi hỏi một lượng rác đủ lớn mới có thể vận hành. Điều này đi ngược lại với lợi ích của môi trường. Không chỉ thất bại về mặt kinh tế, chôn lấp và đốt rác còn gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Chính vì thế, tái chế được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Giảm chôn lấp chất thải rắn, thay vào đó là tái sử dụng chúng một cách hiệu quả còn giúp giảm lượng khí ảnh hưởng đến tầng ôzôn.
  • Tái chế, giảm thiệu rác thải nhựa góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trẻ em.

Xuất phát từ ý tưởng: “Rác cũng là một nguồn tài nguyên”. Từ rác chúng ta có thể phân loại ra thành từng nhóm rác khác nhau. Tùy vào chức năng, đặc điểm của nó mà ta có thể “tái chế” để phục vụ lại nhu cầu của con người. Đó là bí quyết thành công của việc xử lý rác. Ngoài ra, việc phân loại rác nhằm giúp cho mọi người nâng cao được ý thức về việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của chính mình và đó cũng chính là lí do mà chúng em thực hiện đề tài: Kiến tạo mảng xanh từ vật liệu tái chế trong năm học này.

  1. Mục tiêu:
  • Dự án hướng tới mục tiêu chính là nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường cho tất cả mọi người. Nâng cao kĩ năng tự phân loại rác theo chức năng, đặc điểm của từng loại rác (rác vô cơ, rác hữu cơ).
  • Tạo sân chơi lành mạnh và thiết thực cho học sinh. Tạo cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra các sản phẩm từ việc “tái chế” từ rác để phục vụ lại cuộc sống, học tập.
  • Nhân rộng mô hình “phân loại rác” ở các trường học.
  • Gây quỹ từ thiện, hỗ trợ các thùng rác để phân loại từng nhóm rác, hướng dẫn một số vật dụng, đồ dung có thể “tái chế” từ rác cho các em học sinh trong địa bàn quận.
  1. Đối tượng được lợi ích từ dự án: Tất cả học sinh của trường TH, THCS, THPT VIỆT ÚC, đối tượng từ thiện mà nhóm hướng tới.
  2. Địa điểm thực hiên dự án: Cơ sở Garden Hills
  3. Lịch trình thực hiện dự án tổng quát:
Thời gian dự kiến Công việc Ghi chú
Tháng 9-10 Tháng 9: Đăng kí dự án.

Tháng 10:

–   Lên kế hoạch và phân công công việc;

–   Tuyên truyền, thực hiện dự án

–   Hoàn thành và nộp dự án.

Tháng 11 Hoàn thiện một số sản phẩm

Chuẩn bị bài thuyết trình

Báo cáo dự án.

Tháng 12 – Tuyên truyền cả cơ sở, tiến hành đặt các thùng phân loại rác, tiến hành thu sản phẩm.

– Các nhóm thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

– Lưu trữ cẩn thận.

Nhóm thực hiện dự án được chia thành 2 nhóm nhỏ:

– Nhóm 1: Nhà tuyên truyền.

– Nhóm 2: Nhà tái chế.

Tháng 1+2+3 Gây quỹ: Bán sản phẩm tái chế tại hội chợ xuân.
Tháng 4, 5 –  Khảo sát thực tế trường cần nước sạch để hỗ trợ: Trường tiểu học Phú Trung, ấp Phú Tâm, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước

– Thăm trường, kiểm tra việc lắp đặt, phỏng vấn Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh. Làm video clip báo cáo kết quả dự án.

–  Hoàn tất dự án.


  1. Kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể:
Thời gian dự kiến Công việc cụ thể

Người chịu trách nhiệm

Tháng 9, 10 Tháng 9: Đăng kí dự án.

Tháng 10:

– Lên kế hoạch và phân công công việc;

– Tuyên truyền, thực hiện dự án

– Hoàn thành và nộp dự án.

–  Lên kế hoạch và phân công công việc: Chia thành 2 nhóm nhỏ:

  • Nhóm 1 (Tuyên truyền) các thành viên tham gia viết bài, thiết kế baner, tờ rơi,…để đăng trên internet hoặc phát cho mọi người về cách phân loại rác. Hoặc có những buổi nói chuyện với các bạn, chơi trò chơi,…
  • Nhóm 2 (Nhà tái chế) phát mỗi lớp 2 thùng rác nhỏ. Trên mỗi thùng ghi rõ: Rác tái sử dụng (rác hữu ích như giấy, chai – lọ nhựa, vỏ lon…) và rác không tái sử dụng. Các thùng rác để cố định tại phòng học hoặc khuôn viên trường. Cuối mỗi buổi học nhân viên trường sẽ thu gom rác. Rác không tái sử dụng sẽ tập trung lại thùng lớn của trường, cuối ngày có nhân viên môi trường thu gom đưa đi xử lý. Với rác tái sử dụng, các lớp thu gom lại để tái chế. Các thành viên của nhóm “Nhà tái chế” thu gom về để thực hiện việc “tái chế” thành những đồ dùng, vật dụng, vật trang trí từ những loại rác ấy.

– Bắt đầu tuyên truyền cho dự án:

  •  9/10 – 30/10: cho các bạn xem video tại lớp về tác hại của rác vô cơ , lợi ích của việc phân loại rác đúng cách, cách tái chế thành các sản phẩm vào giờ sinh hoạt lớp tại lớp, tiết hoạt động trải nghiệm.

– Hoàn tất kế hoạch

– Nộp dự án

Tháng 11 – Hoàn tất một số sản phẩm mẫu để thuyết trình

– Chuẩn bị bài thuyết trình (Tiếng Việt và Tiếng Anh)

– Báo cáo dự án.

Tháng 12

 

 

– Nhóm “tuyên truyền”  đến từng lớp tuyên truyền việc phân loại phế thải, vận động các bạn tham gia. (tranh thủ giờ đọc sách đầu giờ, giờ hoạt động trải nghiệm, sáng tạo,…)

– Nhóm “Nhà tái chế” sẽ biểu diễn làm một số sản phẩm từ rác (Rác tài sử dụng) để thu hút HS như: làm lọ hoa, các siêu anh hùng, khủng long,..

-Vẽ thêm họa tiết hoặc tô màu them cho sản phẩm.

– Lưu trữ sản phẩm.

Tháng 1,2,3 – Gây quỹ : Chỉ tiêu của nhóm là bán được 150 sản phẩm ( giá: 20,000 – 150,000) tại gian hàng “quà lưu niệm” ở hội chợ xuân.

  • Tổng kết kinh phí thu được.
Tháng 4, 5 – Chọn và khảo sát địa điểm từ thiện: Trường tiểu học Phú Trung, ấp Phú Tâm, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.

– Liên hệ nhà sản xuất Hệ thống lọc nước sạch Kensi.

– Tiến hành lắp đặt hệ thống lọc nước tại trường đã khảo sát.

– Đánh giá và hoàn thành dự án

  1. Kết quả mong đợi:
  • 90% HS nắm vững những hiểu biết cơ bản về việc phân loại rác để thực hiện tái sử dụng, tái chế nhằm bảo vệ môi trường. Các em tự giác thực hiện phân loại rác khi ở trường và ở nhà.
  • 100% HS có ý thức nhắc nhở người thân phân loại rác khi ở nhà.
  1. Giám sát và đánh giá dự án
  • Sau khi dự án triển khai, nhóm dự án cần tạo cầu nối với các cơ sở nhằm mục đích nắm bắt tình hình thực hiện dự án. Từ đó có những đánh giá khách quan và điều chỉnh kịp thời.
  1. Dự kiến nguồn ngân sách:
  • Để thực hiện dự án theo kế hoạch, nhóm dự án sẽ chủ động tổ chức hoạt động giao lưu, trò chuyện gây quỹ. Bên cạnh đó rất cần nhận được sự hỗ trợ ngân sách từ Quỹ Cộng đồng VAS (theo file dính kèm) để dự án mang tính khả thi cao.

C. NGÂN SÁCH HỖ TRỢ

Campus name: GARDEN  HILLS
Class:
PLAN OF USING FUND IF APPROVED/KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH KHI DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT
No STAGE ACTIVITIES Q’TY Q’TY OF CAMPUS  PRICE
(VND)
TOTAL
(VND)
  STAGE 2 Sơn ngoài trời 4 màu, mỗi màu 2 hộp 600 000  
  Thực hiện tại các cơ sở của VAS (Tạo sản phẩm) Dây kẽm 2kg dây nhỏ, 2kg dây lớn 100 000  
  Cọ vẽ 70 cọ vừa   400 000  
  Hạt giống Cây xanh   500 000  
  Đất 2 bao   100 000  
  TOTAL OF STAGE 2   1 700 000
  STAGE 3

Từ thiện

 Khảo sát thị trường, giá thành máy lọc nước hiệu Karofi 1 máy     6 000 000  
    3 thùng rác phân loại 2 cái    4 000 000  
     Khảo sát địa điểm từ thiện trong quận Gò Vấp    
      10 000 000
       
    TOTAL OF STAGE 3    
    TOTAL      11 700 000
  • Ngân sách nhóm đã gây quỹ: 3.000.000 vnđ (Ba triệu đồng chẵn)
  • Ngân sách cần được đầu tư cho dự án 8 700 000 ( Mười triệu đồng chẵn)